Tin tức - Sự kiện 22/05/2023:17:08:05
Thành quả hoạt động Kiểm lâm tỉnh là mốc son nổi bật về phát triển Lâm nghiệp Thanh Hóa

          Trải qua nửa thế kỷ về lịch sử phát triển lực lượng Kiểm lâm, với nhiều sự biến động về quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Lâm nghiệp nói chung, về công tác QLBVR nói riêng. Kiểm lâm Thanh Hóa được thành lập, xây dựng và phát triển 50 năm qua. Với chức năng, nhiệm vụ chính Kiểm lâm là thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, tham mưu cho chính quyền các cấp quản lý nhà nước về lâm nghiệp, thực thi pháp luật về QLBVR; giúp chủ rừng và nhân dân trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Sự ra đời và trưởng thành của Kiểm lâm Thanh Hóa trong giai đoạn lịch sử khó khăn, thời điểm chiến tranh chống Mỹ cứu nước; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ; đời sống kinh tế-xã hội rất khó khăn; nhận thức một bộ phận lớn nhân dân còn hạn chế, tác động ảnh hưởng không nhỏ đến việc thành lập, xây dựng và phát triển Kiểm lâm Thanh Hóa. Nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa, dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp toàn diện của Sở Nông nghiệp và PTNT, Kiểm lâm Thanh Hóa đã vượt qua mọi khó khăn thách thức, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, khát vọng, đổi mới, xây dựng, phát triển Kiểm lâm Thanh Hóa không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng trong giai đoạn mới. Thành quả hoạt động của Kiểm lâm Thanh Hóa là mốc sơn nổi bật về phát triển lâm nghiệp và đóng góp đáng kể sự phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo và làm giầu từ kinh tế rừng.

          Qua 50 năm trưởng thành và phát triển, Kiểm lâm Thanh Hóa đã tham mưu thành công cuộc cách mạng trong lâm nghiệp, chuyển đổi nhận thức từ nền kinh tế lâm nghiệp truyền thống, đơn thuần chỉ khai thác gỗ, lâm sản chính, phá đốt rừng sản xuất nương rẫy làm suy thoái, cạn kiệt tài nguyên rừng quý báu, chuyển sang nền kinh tế lâm nghiệp xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng là ưu tiên, thực hiện có kế hoạch, có khoa học; cân đối hài hòa giữa tăng tưởng tài nguyên rừng với khai thác lâm sản và nhu cầu sử dụng của nền kinh tế. Tạo ra động lực để phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

          Với tầm nhìn chiến lược và tiềm năng của ngành Kiểm lâm về phát triển lâm nghiệp hiệu quả bền vững của tỉnh. Kiểm lâm Thanh Hóa đã chủ động tham mưu cho 3 cấp tỉnh, huyện, xã sớm và kịp thời quy hoạch 3 loại rừng 744 nghìn ha, gồm: Rừng đặc dụng 82,2 nghìn ha; rừng phòng hộ 166,8 nghìn ha; rừng sản xuất 495 ha, để phát triển, khai thác, sử dụng đúng mục đích, phát huy toàn diện giá trị của từng loại rừng; triển khai thực hiện tốt chính sách của Nhà nước theo Nghị định số 02, 163 của Chính phủ và các chính sách về khoán rừng, Kiểm lâm Thanh Hóa đã chủ động, quyết liệt tham mưu đúng đắn và trực tiếp tổ chức giao rừng và đất lâm nghiệp cho thành phần quản lý: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao 675,1 nghìn ha, trong đó: Giao tổ chức 53 tổ chức, 198,3 nghìn ha; giao 65.975 hộ gia đình, cá nhân, diện tích 445,1 nghìn ha; giao 651 cộng đồng dân cư, diện tích 31,7 nghìn ha; rừng và đất lâm nghiệp có chủ đích thực, đây là tư liệu sản xuất, công cụ quan trọng để phát triển kinh tế rừng; tạo ra động lực mới về QLR, BVR, PTR, SDR và phát triển kinh tế rừng ở địa phương: (i) Kết quả quy hoạch, thành lập, xây dựng, phát triển hệ thống rừng đặc dụng, gồm: 01 quốc gia Bến En; 3 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông Xuân Liên; 2 khu bảo tồn loài Nam động, Sến Tam Quy. Với diện tích 79 nghìn ha là rừng tự nhiên có tài nguyên thiên nhiên rất là đa dạng, phong phú: Có 1.417 loài thực vật, trong đó 58 loài trong Danh lục Đỏ IUCN 2013, 46 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007; 1.811 loài động vật hoang dã, trong đó có 94 loài nguy cấp, quý, hiếm, 34 loài ở mức đe doạ toàn cầu được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN năm 2012, 56 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Đây là kho báu quý giá của tỉnh để lại cho hôm nay và mai sau, nhằm lưu giữ bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, về du lịch sinh thái, về phát triển kinh tế - xã hội; (ii) Kết quả, quy hoạch, thành lập, phát triển hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, biên giới, ven biển, chủ yếu giao cho 8 ban quản lý rừng phòng hộ; 11 đồn biên phòng, diện tịch rừng phòng hộ, diện tích trên 160 nghìn ha; hệ thống rừng này tác dụng chính là phòng hộ điều tiết, điều hòa nguồn nước các sông chính, phục vụ nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho hàng triệu người dân trong tỉnh; điều tiết khí hậu, môi trường; chống xói mòn, kiểm soát hạn hán lũ lụt và bảo vệ biên giới. Đồng thời khai thác hàng nghìn m3 gỗ phục vụ cho nền kinh tế và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng để phát triển kinh tế - xã hội; (iii) Kết quả quy hoạch, khai thác sử dụng hệ thống rừng sản xuất. Mục tiêu chính là sản xuất lâm nghiệp bền vững, khai thác lâm sản kết hợp với phòng hộ và môi trường, với diện tích trên 398 nghìn ha, trong đó: Rừng tự nhiên 180 nghìn ha; rừng trồng chủ yếu gỗ, luồng trên 218 nghìn ha; giao 65.975 hộ gia đình, cá nhân. Hằng năm bình quân khai thác gỗ 620 nghìn m3, 540 nghìn cây luồng; diện tích, chất lượng và năng suất rừng trồng năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng bình quân 01 ha rừng trồng thâm canh từ 15-20 m3/năm; nhiều diện tích rừng trồng trong điều kiện cho phép đã áp dụng tiên bộ kỹ thuật trồng rừng thâm canh, tăng năng suất rất hiệu quả; rừng trồng có truy suất nguồn gốc hình thành, được cấp chứng FSC và chế biến xuất khẩu, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm, tạo động lực quan trọng thúc đẩy về phát triển kinh tế rừng. 

Ảnh: Rừng khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động huyện Quan Hóa

          Hiệu quả kinh tế của hệ thống rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế- xã hội của tỉnh đã cung cấp nhiều sản phẩm đồ gỗ trên thị trường trong nước và quốc tế, giải quyết ổn định đời sống cho hàng triệu người dân trong tỉnh và đóng góp giá trị thu nhập hằng năm 1.766 tỷ đồng, góp phần tăng thu nhập đầu người lên 2.924 USD năm 2022; giúp nhân dân các dân tộc trong tỉnh giải quyết công việc làm, ổn định đời sống phát triển kinh tế. Đồng thời diện tích tài nguyên rừng là lá phổi xanh che chắn, bảo vệ môi trường sống của muôn loài về sự tồn tại và phát triển xã hội bền vững.

          Về công tác QLBVR, thực thi pháp luật trong lâm nghiệp: Kiểm lâm Thanh Hóa chủ động đổi mới, sáng tạo tham mưu thực hiện thành công, hiệu quả xã hội hóa công tác QLBVR. Tập trung đưa toàn bộ lực lượng Kiểm lâm viên về địa bàn xã công tác, với phương châm sát dân, bám rừng làm tốt công tác QLBVR tại gốc, ngăn chặn hành vi phá rừng, khai thác rừng, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật, PCCCR, bảo vệ tốt ổn định diện tích rừng hiện có là 647 nghìn ha rừng; độ che rừng năm 2022 đạt 53,6 %, là nhóm các tỉnh có độ che phủ cao nhất nước. Các nội dung Kiểm lâm tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả: (i) Kiểm lâm viên địa bàn đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đến nhân dân, chủ rừng, cộng đồng dân cư nhận thức đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về quyền lợi, nghĩa vụ trong lâm nghiệp, giúp người dân thay đổi nhận thức, tạo động lực, thu hút được nguồn lực thúc đẩy để bảo vệ, PCCCR và phát triển nghề rừng có hiệu quả; (ii) Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, tuần tra phòng ngừa các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn, KLĐB phối hợp với các lực lượng chức năng đóng trên địa bàn xã, thường xuyên tổ chức kiểm tra các chủ rừng chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng; đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả các đối tượng lợi dụng để phá rừng, khai thác rừng, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật, PCCCR trên địa bàn, tình hình công tác QLBVR tại gốc đi vào nề nếp, an ninh rừng luôn luôn giữ vững ổn định, bền vững; (iii) Kết quả điều tra, kiểm tra, xác minh chấp hành pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, Kiểm lâm Thanh Hóa, trung bình hằng năm phát hiện xử lý 300 vụ/năm, giảm từ 15-20%. Từ năm 2011 đến nay, Kiểm lâm toàn tỉnh xử lý 3.789 vụ vi, thu nộp NSNN 135,5 tỷ đồng; riêng từ năm 2015 đến nay Kiểm lâm khởi tố hình sự 23 vụ, kiến nghị Cơ quan điều tra khởi tố 9 vụ. Công tác xử lý vi phạm đã áp dụng xử lý đúng người, đúng tội, đúng hành vi, đúng quy định pháp luật. Kết quả xử lý vi phạm đã làm tác động lan tỏa tích cực trong cộng đồng dân cư thôn (bản), giáo dục răn đe phòng ngừa giảm, hạn chế vi phạm trên địa bàn.   

          * Để tiếp tục xây dựng, phát triển Kiểm lâm Thanh Hóa, trong giai đoạn khoa học công nghệ mới, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo. Kiểm lâm Thanh Hóa tiếp tục phát huy thành quả đạt được, chuẩn bị sẵn sàng hành trang  về năng lực trí tuệ, với tâm thế mới thực hiện tốt nhiệm vụ QL, BV, PT, SDR trên địa bàn tỉnh và khẳng định vai trò Kiểm lâm Thanh Hóa là chủ đạo là thành tố quan trọng để phát triển lâm nghiệp bền vững.           

          Thứ nhất: Tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền, sớm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật trong lâm nghiệp đồng bộ, thống nhất lấy lợi ích cân đối hài hòa giữa chủ rừng, doanh nghiệp lâm nghiệp và Nhà nước là trọng tâm hệ thống chính sách thông thoáng, đồng bộ trong lâm nghiệp; phân cấp, phân quyền rõ ràng, chặt chẽ tạo ra động lực, nguồn lực mới, để thu hút đầu tư trong nước và Quốc tế về phát triển lâm nghiệp; sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập về chính sách pháp luật trong lâm nghiệp chưa phù hợp, gồm: Chính sách giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp; xác định quyền hưởng lợi từ rừng tự nhiên, chuyển quyền sử dụng rừng là rừng tự nhiên; hạn điền sử dụng rừng; các dịch vụ môi trường; các loại thuế trong sản phẩm từ rừng chưa tạo động lực thúc đẩy, đây là rào cản trong phát triển lâm nghiệp.

         Thứ hai: Về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng 3 loại rừng (Đặc dụng, Phòng hộ, Sản xuất). Đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Kiểm lâm Thanh Hóa cần quan tâm giữ vững ổn định an ninh rừng, PCCCR; phòng ngừa ngăn chặn, kiểm soát tốt các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo tồn phát triển đa dạng nguồn thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái; nâng cao năng suất sản lượng rừng trồng; khai thác cân đối hài hòa tài nguyên rừng bền vững; giảm giá thành trong khai thác, chế biến sâu sản phẩm, tạo nên sản phẩm có giá trị cao, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và Quốc tế.

         Thứ ba: Xây dựng Kiểm lâm Thanh Hóa đủ mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại. Xây dựng về tổ chức Kiểm lâm thống nhất, đảm bảo về số lượng, chất lượng; Kiểm lâm Thanh Hóa thật sự bản lĩnh, năng lực, trí tuệ, khát vọng, đổi mới, phát triển. Đi đầu trong ngành lâm nghiệp về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo về quản lý, bảo vệ, PCCCR, phát triển, sử dụng rừng và các phần mềm chuyên ngành để nâng cao hiệu quả trong lâm nghiệp, giảm sức lao động, giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm lâm nghiệp; mỗi cán bộ Kiểm lâm quyết tâm, khát vọng, phấn đấu không ngừng học tập và rèn luyện kiến thức tổng hợp, giỏi về chuyên môn khoa học, kỹ thuật lâm nghiệp, pháp luật, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và hiểu biết kiến thức xã hội trên các lĩnh vực; tinh thông nghiệp vụ chuyên ngành để tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp triển khai thực hiện tốt công tác QLBVR, PCCCR, phát triển, sử dụng rừng trong giai đoạn mới. Thực hiện đột phá mới về khoa học, kỹ thuật chuyên ngành, nhằm xây dựng Kiểm lâm Thanh Hóa xứng đáng vị thế, vai trò quan trọng về công tác tham mưu, thừa hành pháp luật và phát triển kinh tế rừng. 

Ảnh: Lễ kỷ niệm 40  năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2013

 

         Với trách nhiệm cá nhân công tác trong ngành Kiểm lâm tròn 37 năm. Theo suy nghĩ “đơn giản” của mình Rừng có 3 giá trị lớn nhất, đó là Kinh tế, đa dạng sinh học, môi trường sinh thái. Nếu rừng bị tác động suy thoái do tiêu cực, thì sự sống sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ. Rất mong toàn xã hội quan tâm nhiều hơn nữa về rừng và ngành Kiểm lâm; bằng sự nhiệt huyết của thế hệ Kiểm lâm hiện tại và tương lai tiếp tục phát huy thành tựu đạt được của thế hệ cha, anh đi trước đã dày công xây dựng và đang rất mong đợi Kiểm lâm Thanh Hóa tiếp tục khát vọng, bứt phá mới thiết lập nên những trang sử mới, chiến công mới thật sự vinh quang, vẻ vang trong hoạt động QLBVR, phát triển lâm nghiệp. Kính chúc Kiểm lâm Thanh Hóa thành công./. 

 

Tác giả: Vũ Văn Vân - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
Số lượt đọc : 413 - Cập nhật lần cuối: 22/05/2023 05:05:05 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành