Thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, một số người dân các huyện đồng bằng, ven biển sử dụng các dụng cụ, công cụ để bẫy bắt chim hoang dã, chim di cư. Việc bẫy bắt chim không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm suy giảm số lượng cá thể, phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đa dạng sinh học trên địa bàn. Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, các Văn bản chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm thành phố Thanh Hóa tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ, bảo tồn chim hoang dã, chim di cư.
Để làm tốt công tác này, Hạt Kiểm lâm thành phố Thanh Hóa đã đưa công tác bảo vệ chim hoang dã, chim di cư làm nhiệm vụ trọng tâm, triển khai công tác tham mưu ngay từ đầu mùa bẫy bắt chim cho cấp ủy, chính quyền thành phố Thanh Hóa và 02 huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn để chỉ đạo các phường/xã/thị trấn vào cuộc quyết liệt thực hiện. Kiểm lâm viên làm việc tại địa bàn thường xuyên bám sát địa bàn để tham mưu cho Chủ tịch UBND các phường/xã/thị trấn đôn đốc lực lượng, kiên quyết xử lý các hành vi bẫy bắt chim hoang dã, chim di cư trái phép. Đến nay, trên địa bàn Hạt quản lý không còn tình trạng giăng lưới, bẫy bắt chim di cư, hoang dã, ý thức của người dân đối với công tác quản lý, bảo tồn, bảo vệ các loài chim tự nhiên ngày càng được nâng cao.
Các hành vi bị nghiêm cấm