Bảo tồn thiên nhiên 05/06/2015:09:42:33
10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong lực lượng Kiểm lâm Thanh Hóa
Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị; Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của UBND tỉnh Thanh Hoá thực hiện Nghị quyết 41 - NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, lực lượng Kiểm lâm Thanh Hóa đã quán triệt, triển khai quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ của Nghị quyết số 41-NQ/TW bằng kế hoạch cụ thể trên các hoạt động chuyên môn như bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có, tham gia phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng…

1. Một số kết quả nổi bật:

- Đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia BVMT, BVR, PCCCR với Ban Dan vận, Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh ủy, MTTQ, Đoàn Thanh niên CSHCM, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh... như:  Đưa chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước về công tác BVR, PCCCR đến với nhân dân; quyền, lợi ích của Chủ rừng, của nhân dân tham gia BVR; vận động nhân dân ký cam kết BVR, PCCCR; xây dựng Quy ước BVR, PCCCR ở cộng đồng dân cư thôn (bản); thi tìm hiểu Luật bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR); tổ chức nhiều đợt lưu diễn văn nghệ với chủ đề “Em yêu rừng xanh quê em” thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi, tầng lớp nhân dân tham gia. Xây dựng chuyên mục " Toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng" th¬ường xuyên đ¬ưa tin trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh, trên Website về tình hình công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) trong tỉnh, giới thiệu gương ngư¬ời tốt việc tốt và các mô hình làm kinh tế v¬ườn đồi rừng; đăng nhiều tin bài phản ánh về bảo vệ rừng,  trả lời hàng trăm câu hỏi về về lĩnh vực pháp luật BV&PTR, thu hút hàng trăm nghìn lượt người truy cập trên Website Chi cục; duy trì hoạt động của Ban biên tập Bản tin Kiểm lâm, in ấn phát hành đều đặn 2 kỳ/ năm với 2.000 bản/kỳ cấp cho các xã, các đơn vị, chủ rừng đã phát huy tác dụng tốt trong công tác tuyên truyền đặc biệt ở vùng sâu, xa xôi hẻo lánh; phối hợp với Ban Dân vận, MTTQ và chính quyền địa phương tổ chức trên 10.00 cuộc họp thôn (bản) với hàng trăm ngàn lượt người tham gia; tổ chức cho trên 60 nghìn lượt hộ gia đình ký cam kết BVR, PCCCR; rà soát, sữa đổi bổ sung trên 300 bản Quy ước BVR ở cộng đồng dân cư thôn (bản); đưa các đối tượng vị phạm ra kiểm điểm trước dân; vận động nhân dân giao nộp trên 1 nghìn khẩu súng săn.

Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT ký kết chương trình phối hợp BVR, PCCCR giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá với Sở Nông lâm tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào. Hiệu quả của Chương trình phối hợp được lãnh đạo hai tỉnh đánh giá cao; các vụ vi phạm khai thác, phá rừng làm rẫy, săn bắn động vật rừng trái phép, các vụ cháy rừng dọc biên giới giảm đáng kể, an ninh rừng ở khu vực vùng biên giới ổn định; đồng thời Chương trình phối hợp góp phần vun đắp mối quan hệ hợp tác bền vững giữa hai dân tộc, xây dựng biên giới Thanh Hoá-Hủa Phăn hoà bình, hữu nghị hợp tác, phát triển bền vững.

Các ngày lễ lớn, các sự kiện về môi trường như: Ngày môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 - 6/5), Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn (20/9), Ngày Đa dạng sinh học (22/5); ngày Lâm nghiệp Việt Nam, ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm (21/5), Ngày Đất ngập nước v.v... luôn được tổ chức, huy động được hàng nghìn lượt người tham gia hưởng ứng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

-  Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Trong 10 năm qua trước diễn biến phức tạp của thời tiết, khô hạn, nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp cao, Chi cục KL đã triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp PCCCR từ tuyên truyền vận động nhân dân tham gia PCCCR đến công tác tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành các văn ban chỉ đạo quyết liệt công tác PCCCR; triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án “Nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm Thanh Hoá giai đoạn 2007-2010” và 2011-2015’’; thực hiện tốt nhiệm vụ PCCCR theo phương châm "4 tại chỗ"; thường xuyên cập nhật cấp dự báo cháy rừng; duy trì trực 24/24 giờ ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã); xây dựng kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng; điều tra, khảo sát, xác định các vùng rừng có nguy cơ cháy cao; quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất nương rẫy; tăng cường kiểm tra công tác PCCCR ở các vùng trọng điểm, nhờ đó trong những năm qua các vụ cháy rừng đều phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời, đặc biệt năm 2012 mặc dù trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt nhưng trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.

- Công tác bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo với trọng tâm là tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp BVR, tăng cường kiểm tra an ninh rừng tại các khu vực trọng điểm, vùng giáp ranh, các khu rừng còn giàu tài nguyên, ngăn chặn xử lý kịp thời hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn, bắt động vật rừng trái phép; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót trong công tác quản lý, giám sát khai thác và việc thực hiện quy trình kỹ thuật trong khai thác của chủ rừng. Hướng dẫn nhân dân sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vật liệu phục vụ làm nhà ở cho hộ nghèo ở miền núi theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên đổi mới phương pháp công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu lâm sản trên các tuyến nội tỉnh và liên tỉnh, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên trong những năm qua trên địa bàn tỉnh không xảy ra khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng ổn định theo hướng bền vững các vụ vi phạm đã giảm đáng kể.

- Công tác bảo tồn thiên nhiên luôn được quan tâm đầu tư theo hướng phát triển bền vững, đã tạo được bước đột phá; rừng  đặc dụng được bảo vệ an toàn, bảo tồn đa dạng sinh học phát triển, các chương trình dự án đầu tư BVR đặc dụng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế vùng đệm nâng cao đời sống người dân được triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo tiền đề cho việc quản lý bền vững tài nguyên các khu rừng đặc dụng; xây dựng hồ sơ quản lý tiểu khu, điều tra, xác định các vùng phân bố chính của các loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm trong các khu rừng đặc dụng làm cơ sở cho việc quản lý sinh thái đến tiểu khu rừng; phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia và các Khu BTTN bước đầu cho kết quả tốt. Công tác nghiên cứu khoa học được triển khai sâu rộng đã thu hút được động đảo CB, CC, VC tham gia. Năm 2011, có 2 đề tài khoa học được Tổng Liên đoàn - Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo và 2 đề tài được Hội đồng Khoa học cấp Tỉnh nghiệm thu đánh giá xếp loại Khá; năm 2012 chỉ đạo triển khai mạnh mẽ việc ứng dung  KHCN thực hiện 12 đề tài, 14 sáng kiến, 57 mô hình, 56 điển hình tiên tiến trong toàn lực lượng kiểm lâm Thanh Hóa. Đến nay qua theo dõi, đánh giá nhiều nhóm sáng kiến, mô hình, điển hình tiên tiến thực hiện có hiệu quả áp dụng nhân ra diện rộng: Như nhóm sáng kiến ứng dụng thiết bị GPS và một số công cụ phần mềm khác phục vụ công tác BV&PTR, PCCCR; mô hình quản lý gỗ làm nhà của người dân miền núi; mô hình thâm canh, phục tráng nâng cao chất lượng rừng Luồng bị thái hóa; mô hình điểm về xây dựng “tuyến an ninh rừng 15A”; điển hình Trạm Kiểm lâm; điển hình Tổ Kiểm lâm cơ động; điển hình Kiểm lâm địa bàn giỏi....; chỉ đạo VQG Bến En và 3 Khu BTTN, 4 khu DTLSVH  xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng đến năm 2020, đây là việc làm đúng, sáng tạo, tạo ra tư duy chiến lược trong công tác BTTN, nghiên cứu đa dạng sinh học trong giai đoạn 10-20 năm tới. Chủ động tham mưu, tổ chức điều tra xác lập, thành lập Khu bảo tồn các loài loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng thông qua thực hiện hiệu quả việc nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh thái học của các loài hạt trần quý, hiếm; thử nghiệm gây trồng loài Thông đỏ đá vôi, Đỉnh tùng...

Bảo tồn quần thể Thông Pà cò tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động 

- Công tác trồng rừng,cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp: Từ năm 2009 đến nay lực lượng Kiểm lâm được giao làm chủ đầu tư dự án trồng rừng sản xuất, theo Quyết định 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay hàng năm lực lượng Kiểm lâm đã tổ chức trồng trên 7.000 ha rừng, luôn đạt hoặc vượt kế hoạch UBND tỉnh giao. Đồng thời chủ động xây dựng, thực hiện hiệu quả phương án theo dõi DBR & ĐLN phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả cập nhật đã tham mưu cho UBND tỉnh công bố số liệu hiện trạng rừng và ĐLN hàng năm với độ chính xác ngày càng cao, phục vụ kịp thời yêu cầu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, độ che phủ của rừng năm sau tăng hơn năm trước và đạt 51,5% năm 2014.

2. Những tồn tại sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị: Ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tài nguyên rừng của cộng đồng chưa cao; Chính quyền một số địa phương cấp xã chưa thực sự quan tâm đến công tác QLBVR và PTR. BCĐ thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở một số địa phương hoạt động chưa rõ nét, cán bộ cơ sở yếu, nhiều địa phương có diện tích rừng lớn nhưng không có cán bộ chuyên trách về lâm nghiệp; tình trạng khai thác trái phép rừng nhỏ lẻ vẫn còn xảy ra. Đầu tư cho công tác QLBVR, PCCCR, bảo tồn ĐDSH…. mặc dù được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế; cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa được đầu tư đầy đủ; chưa thu hút và khuyến khích được nhiều nguồn vốn, thành phần kinh tế tham gia. Công tác phối hợp quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Biên phòng mới chỉ dừng lại ở mức giải quyết sự vụ, chưa được thường xuyên, đồng bộ; trong phối hợp xử lý các vụ án hình sự, tiến độ điều tra chậm, đặc biệt trong phối hợp điều tra, xử lý các đối tượng gây cháy rừng, từ đó hạn chế tính răn đe, giáo dục chung.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị trong thời gian tới.

3.1. Mục tiêu:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác BVMT nói chung và QLBVR nói riêng. Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan, dịch vụ môi trường, sinh thái rừng; giữ vững ổn định an ninh rừng, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên khoảng 52% vào năm 2015 và trên 52,5% vào năm 2020.

- Huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của nhân dân địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào hoạt động QLBVR, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

3.2. Nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW trong thời gian tới.

Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, BVR, PCCCR: Tiếp tục quán triệt, phổ biến rộng rãi các quan điểm, mục tiêu, giải pháp nêu trong Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị; Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động của UBND tỉnh Thanh Hoá thực hiện Nghị quyết 41 - NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng đến toàn thể cán  bộ, đảng viên và nhân dân gắn với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và các tố chức đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền rộng rãi ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, BVR. Xây dựng phong trào toàn dân BVR, hình thành và phát triển các điển hình tiên tiến trong hoạt động BVR. Chú trọng xây dựng và thực hiện hương ước, quy định, cam kết BVR; nâng cao chất lượng, phát triển mô hình tổ, đội  QLBVR, cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt động QLBVR, PCCCR, BTTN.

Hai là: Tăng cường nguồn lực tài chính, xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường, BVR: Tiếp tục tăng cường, đảm bảo nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo đúng tinh thần Nghị quyết số 41-NQ/TW; tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường, BVR, BTTN từ nguồn vốn đầu tư phát triển của tinh. Thúc đẩy xã hội hóa các nguồn lực về tài chính cho đầu tư bảo vệ môi trường, BVR, BTTN. Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm thu hút các dự án bảo vệ môi trường, gìn giữ tài nguyên ĐDSH thúc đẩy xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

Ba là: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường, BVR: Áp dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất cây giống, con giống phục vụ nhu cầu trồng rừng, nhân giống động vật hoang dã; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật cải tạo rừng nghèo kiệt, trồng rừng bằng các loài cây bản địa. Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu, theo dõi, đánh giá diễn thế các loài thực vật, động vật, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản. Sử dụng công nghệ thông tin, internet để quảng bá giá trị đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan sinh thái rừng nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới và khu vực. Lồng ghép các giải pháp kỹ thuật với các kỹ năng tiếp cận xã hội nhằm cùng với chính quyền lôi kéo người dân địa phương tham gia công tác bảo tồn TN cũng như củng cố và xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể trong vùng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ.

Bốn là:  Đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về lâm sinh, kiểm lâm và hướng dẫn du lịch cho lực lượng hướng dẫn viên du lịch, cán bộ kiểm lâm, cán bộ công nhân viên trong mọi lĩnh vực hoạt động. Ưu tiên tuyển dụng cán bộ được đào tạo chính quy, con em đồng tại bào địa phương để đưa đi đào tạo nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho các kỹ sư, cử nhân theo học các lớp cao học và nghiên cứu sinh theo lộ trình của chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học cho cán bộ Kiểm lâm, cán bộ làm công tác BVR.

Năm là: Tiếp tục huy động, tăng cường dợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT, QLBVR, BTTN, trọng tâm là các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức từ thiện môi trường nước ngoài để đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển lâm nghiệp bền vững. Tăng cường vận động, thu hút và sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn ODA nhằm phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng. Từng bước tạo hành lang pháp lý thuận lợi và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực, phục hồi hệ sinh thái, chuyển giao công nghệ; tiếp tục thực hiện các thoả thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia như Công ước về buôn bán quốc tế động vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (UNCBD), Công ước về chống sa mạc hoá (UNCCD), Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC),... để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới và trong khu vực và tranh thủ tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ mới như Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF),…

Tác giả: Mai Văn Chuyên
Số lượt đọc : 1217 - Cập nhật lần cuối: 05/06/2015 09:06:33 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành