Bảo tồn thiên nhiên 10/10/2014:14:22:24
Một số kinh nghiệm trong nuôi Dúi
Trên thế giới có 37 loài dúi theo hệ thống phân loại, đây là loài gặm nhấm thuộc họ Spalacidae, dúi còn gọi là trúc thử (bamboo rat), chuột nứa... Ở Việt Nam có sự hiện diện của 4 loài dúi (Dúi má đào - Rhizomys sumatrensis; Dúi mốc lớn - Rhizomys pruinosus; Dúi mốc nhỏ - Rhizomys sinensis; Dúi nâu - Cannomys badius), thịt của chúng được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, giàu đạm, bổ dưỡng.

Ở hầu hết các tỉnh, Dúi là loài nuôi mới nhưng dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Do đó nuôi dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, nhất là người dân miền núi. Dúi trong tự nhiên ngày càng khan hiếm dần nên việc nuôi sinh sản Dúi là hướng đi mới để cung cấp thịt cho thị trường, nhất là các quán ăn, nhà hàng, khách sạn… Tuy nhiên để nuôi thành công, cần thiết lưu ý một số kinh nghiệm sau:

1. Thức ăn: Trong tự nhiên, Dúi chủ yếu ăn rễ tre và măng tre; ngoài ra, Dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía… Do vậy trong quá trình nuôi, thức ăn cung cấp là cây họ tre, nứa (măng bát độ, tre, trúc, bương, luồng, nứa…); thân cây cỏ voi, các loại mía… (không ăn lá). Ngoài ra chúng còn có thể ăn một số loại thức ăn khác như: củ khoai lang, củ sắn, ngô... nhưng chỉ nên cho ăn một tháng tối đa 2-3 lần.

2. Chuồng nuôi: Do Dúi ngoài tự nhiên Dúi luôn sống trong hang, đào đất nên chuồng nuôi cần rộng rãi, mỗi ô chuồng rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 – 1 m, cao ít nhất 60 cm,  bên trong trát xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch để Dúi không đào khoét chạy mất.  Đặc biệt, chuồng Dúi phải có mái che cẩn thận, không được để ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ làm Dúi bị mù hoặc bị dính nước mưa Dúi sẽ chết.

Nguồn ảnh: Viện Chăn nuôi 

Chuồng nuôi xây xong phải để một khoảng thời gian mới đem thả đề phòng Dúi liếm phải nước xi măng. Ngoài ra, phân Dúi trong chuồng không cần phải dọn, mùa đông phân sẽ giữ ấm cho Dúi còn mùa hè phân có chức năng làm mát. Trong chuồng đặt các ống cống nhỏ hoặc các gốc cây với số lượng phù hợp với mật độ đàn nuôi để chúng chú ẩn, không cắn nhau…

3. Kỹ thuật nuôi Dúi.

3.1. Nuôi Dúi sinh sản

Dúi cái mang thai 45 ngày, mỗi năm Dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho Dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh. Lúc mới ra đời Dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 15 ngày sau khi sinh Dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, Dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía… tuy nhiên nên sử dụng loại tre bánh tẻ vì răng nó chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập. Sau khi tách con thì nên ngừng cho ăn một ngày và sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với Dúi đực.

- Lưu ý khi chăm sóc Dúi sinh sản: Kiểm tra Dúi cái động dục bằng cách xách đuôi con Dúi cái lên kiểm tra nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục là con cái có biểu hiện động dục. Chúng ta tiến hành gép đôi, nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít và thả vào chuồng con cái; quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Nếu sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã được đực (nếu chưa có kinh nghiệm thì nên để con đực và con cái ở với nhau trong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra). Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực (do mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 5 con cái vì vậy khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên). Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con lưu ý chế độ cho ăn phải đủ tre, mía, và bổ xung thêm ngô, khoai lang hoặc củ sắn.

3.2. Nuôi Dúi thịt: Cho ăn đủ thức ăn, bố trí các vật chú ngụ để tránh tình trạng Dúi cắn nhau khi đói. Hiện nay chưa phát hiện dịch bệnh xảy ra trên Dúi khi nuôi. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy nếu cho Dúi ăn không đủ số lượng, chất lương tre, nứa, mía, thì Dúi sẽ bị dài răng, thiếu nước dễ bị chết.

Lưu ý: Chuồng nuôi Dúi thịt nên tách biệt với nuôi Dúi sinh sản, tuy nhiên nếu không có điều kiện thì có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản nhưng người nuôi Dúi cần phải nhận biết được khi nào con Dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể nó cũng ăn con. Khi sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản thì người nuôi phải chấp nhận hao hụt đàn bố mẹ do trong quá trình nuôi chúng sẽ cắn nhau có thể sẽ bị chết./. 

Tác giả: Mai Văn Chuyên
Số lượt đọc : 3674 - Cập nhật lần cuối: 10/10/2014 02:10:24 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin
Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC
Tên người gửi : nguyen su
Email : vansu20101976@gmail.com
Nội dung : tôi ở nha trang đã nuôi dúi hơn 2 năm ,hiện có nhiều dúi con và dúi trưởng thành thuần chủng,bạn nào có đam mê nuôi dúi liên hệ số 0914053961
Ngày gửi : 11/13/2014 12:05:01 AM


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành