Bảo tồn thiên nhiên 26/09/2022:14:48:38
Lễ công bố Quyết định cây di sản Việt Nam tại Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân
Ngày 30/6/20222 tại Văn phòng Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân, địa chỉ Khu phố 1; thị Trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa có 01 cá thể cây cổ thụ, tên thường gọi là Cây Thị cổ thụ, các cụ cao niên gọi là Cây đại mộc của thôn, tên tiếng Mường là “Cây Kỵ”, theo người dân ở đây cho biết cây này có tuổi khoảng 600 năm tuổi. Nhờ được sự chăm sóc tốt của rất nhiều các thế hệ nên hiện nay cây Thị vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, sai hoa kết quả và tỏa bóng mát nhằm gìn giữ bảo vệ nguồn gen của Quốc gia, tôn vinh giá trị tài nguyên thực vật, bảo vệ cảnh quan quý và hiếm của địa phương, góp phần tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường, đồng thời tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch cộng đồng.

                1. Tính cấp thiết của việc công nhận cây Thị là cây di sản Việt Nam

Chương trình “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” là một hoạt động có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc nhằm công nhận và vinh danh các cá nhân, các cộng đồng đã tôn tạo, giữ gìn và bảo vệ những cây cổ thụ, quý hiếm gắn với quá trình hình thành và phát triển các cộng đồng dân cư, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng cộng đồng dân cư tại nhiều địa phương

                Thị (Diospyros decandra Lour.) là cây gỗ lớn cao trung bình 15-20m hoặc hơn, thân thường tròn, màu đen, nhiều cành, tán rộng, cành và lá non có lông màu vàng gỉ sắt. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan, đàu lá có mũi nhọn ngắn, hốc lá hơi thon dần, mặt trên lá màu xanh thẫm, khi non có lông mịn.mép lá nguyên. Hoa màu trắng, hoa tạp tính hợp thành hoa tự xim, các hoa sinh sản ở giữa, các hoa không sinh sản ở bên, các bộ phận của hoa phủ lông nhung, hoa đực có ống đài ngắn, hoa cái có hai vòi nhụy xẻ đôi. Quả hình cầu dẹt, đường kính 3-6 cm, khi non màu xanh có phủ lông dày, chín màu vàng có mùi thơm đậm, hạt hình thận dẹt, cứng; Thị có phân bố ở Việt Nam và các nước Đông Dương. Ở Việt Nam được trồng ở một số tỉnh phía Băc.

Bằng công nhận cây di sản Việt Nam

                Đây là loài cây ưa sáng, thường xanh, mùa hoa tháng 4-5; mùa quả tháng 8-9. Gỗ màu trắng, thớ min, nhẹ, không nứt nẻ cong vênh. Các bộ phận của cây có chứa nhiều tanin, quả khi chín có màu vàng, rất thơm, ăn được; lá và quả có thể dùng làm thuốc. Cây thường trồng phân tán trong dân, nơi tôn nghiêm như đình, chùa, miếu.

                Việc công nhận cây Thị cổ thụ là cây di sản Việt Nam sẽ góp phần phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gen thực vật hiếm, tôn vinh giá trị nhân văn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đồng thời góp phần xây dựng ý thức bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương. Chương trình bảo tồn cây di sản Việt Nam sẽ giúp lan tỏa rộng khắp về ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học trong các cộng đồng dân cư địa phương.

                2. Về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

                Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là một bước đi hướng đến khai thác tiềm năng sẵn có của rừng, tạo cơ chế tăng nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái. Tạo cơ sở pháp lý tìm kiếm đầu tư của nhà nước, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan kinh doanh du lịch để phát triển du lịch sinh thái bền vững kết hợp với quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phòng cháy chữa cháy rừng. Góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho cộng đồng dân cư sống gần rừng, tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong khu vực. Tuy nhiên, trong những năm qua việc khai thác tiềm năng phát triển kinh doanh Du lịch sinh thái vẫn còn nhiều hạn chế, hoạt động du lịch sinh thái chưa được tổ chức thực hiện.

                Chương trình bảo tồn cây di sản Việt Nam đây là Chương trình được truyền thông rộng rãi, chuyên mục “Bảo tồn cây di sản” trên website của Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam liên tục được bạn đọc truy cập đạt trung bình 11.500 lượt/ngày cho trang tiếng Việt và trên 5.000 lượt/ngày cho trang tiếng Anh. Hiện nay, chuyên mục thường xuyên đăng tải tin, bài và ảnh về cây di sản Việt Nam. Cụm từ “Cây di sản Việt Nam” đã nhanh chóng được định hình và trở nên quen thuộc với cộng đồng thông qua bài viết và ảnh được đăng tải trên Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các báo, tạp chí, trang web… Đồng thời, thông tin cũng được tuyên truyền ra nước ngoài bằng tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc. Tạp chí Cửa sổ Văn hóa Việt Nam đã dành riêng một số chuyên đề về cây di sản Việt Nam đây chính là một lợi thế lớn khi cây Thị cổ thụ tại Văn phòng Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân, địa chỉ Khu phố 1; thị Trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa được công nhận là cây di sản Việt Nam, điều này sẽ giúp cho du lịch tại địa phương được tiếp cận mạnh mẽ đối với trong nước cũng như thế giới.

                Ngoài ra, trong quảng bá, giới thiệu du lịch, việc công nhận cây di sản sẽ giúp các công ty lữ hành dễ thuyết phục du khách khi giới thiệu tour về với xã. Cây di sản có ý nghĩa trong việc nâng cao giá trị của tài nguyên cũng như tạo nên một quần thể thiên nhiên sinh động cho việc bảo tồn và phát triển thảm thực vật nơi đây. Việc công nhận Cây Thị cổ thụ là Cây di sản Việt Nam nhằm mục đích quảng bá sự phát triển, nâng cao ý thức của du khách khi đến tham quan, du lịch tại đây.

                3. Sự đồng thuận giữa cộng đồng với các cấp chính quyên ở địa phương.

                Việc bảo tồn cây Di sản Việt Nam được các cấp chính quyền và đoàn thể ủng hộ, đặc biệt được cộng đồng đồng tình, hưởng ứng tham gia phối hợp cùng với Hạt Kiểm lâm chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; đây là cam kết có tính pháp lý và sự đồng thuận xã hội quan trọng trong việc huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, biết cách sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Từ đó chính quyền địa phương nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ cây di sản kết hợp với bảo vệ đa dạng sinh học. Sự tham gia của các đoàn thể, nhân dân địa phương và vùng lân cận là điều kiện tốt để truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học và vận động cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường góp phần phát triển vùng đệm của Vườn Quốc gia Bến En.

                4. Tuổi cây

                - Cây Thị có tuổi tính đến thời điểm hiện nay khoảng trên 600 năm tuổi.

              - Xác định tuổi cây bằng phương pháp xác định niên đại của một số di chỉ khảo cổ  phát hiện trong lòng đất xung quanh gốc cây. Hiện có những mảnh vỡ của đồ gốm thời  Nhà Lý và Nhà Trần cách đây hơn 600 năm ( có ảnh kèm theo ở phụ lục).

                - Kết hợp dùng thước dây đo chu vi vòng quanh thân cây tại vị trí ngang ngực ( cao 1,3m) để tính ra đường kính thân cây (D1.3), bán kính R1.3, khoan tăng trưởng tính bề rộng vòng năm bình quân để kiểm chứng tuổi cây.

                - Đo chiều cao cây bằng sào có khắc vạch đến dm.

              - Chiều rộng tán cây đo bằng thước dây theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc. Trong quá trình điều tra, đo đếm, xác định tuổi có sự hỗ trợ của các chuyên gia thực vật của Trường Đại học Lâm nghiệp, các nhà sưu tầm hiện vật đồ cổ gồm sứ và các cụ cao niên ở thôn, xã.

                5. Hiện trạng của cây:

                Hiện tại cây Thị cổ thụ đang được Hạt Kiểm lâm và cộng đồng người dân chung tay bảo vệ nghiêm ngặt.

                Hiện nay cây sinh trưởng tốt, hàng năm cây vẫn ra hoa kết quả sai. Không gian xung quang gốc cây Thị cổ thụ rộng rãi, thoáng đãng không bị cạnh tranh bởi các loài cây khác hay công trình xây dựng của người dân và của cộng đồng.

                6. Giá trị về mặt văn hóa, lịch sử

                Cây Thị cổ thụ là tài sản vô giá không những của đơn vị Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân, địa chỉ Khu phố 1; thị Trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, mà còn là tài sản của Quốc gia. Rất có ý nghĩa về giữ gìn bảo tồn nguồn gen, sinh thái môi trường, cũng như gắn liền với những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Mường, Thái, Thổ nơi đây. Đặc biệt gắn với nhiều sự kiện lịch sử của Việt Nam. Do đó việc được bảo vệ nghiêm ngặt hơn nữa để bảo vệ nguồn gen, duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái, quần thể các loài thực vật, động vật và giữ được nét văn hóa tâm linh, linh thiêng cho người dân trong khu vực là việc rất quan trọng và cần thêm sự quan tâm từ các cấp có thẩm quyền cao hơn trong lĩnh vực lâm nghiệp.

                 Việc đề xuất công nhận Cây Thị cổ thụ là Cây di sản Việt Nam sẽ là điểm nhấn để các thế hệ người dân, cán bộ địa phương, học sinh, sinh viên, du khách tham gia học tập, thực tập và nghiên cứu khoa học. Là điểm đến lý tưởng của du khách du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn.

 

Tác giả: Ngô Văn Tuấn - Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân
Số lượt đọc : 618 - Cập nhật lần cuối: 26/09/2022 02:09:38 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành