SD&PT rừng 19/01/2021:13:25:01
Chuyển đổi cơ cấu rừng trồng gỗ lớn tại thôn Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Trồng rừng gỗ lớn đang là hướng đi mang lại lợi ích lớn, không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ rừng, môi trường và chống biến đổi khí hậu. Từ trước đến nay, người dân trồng rừng chủ yếu là cây keo. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai trồng keo tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gặp những khó khăn, bất cập nhất định.

             Tháo gỡ khó khăn từ chính tư duy của người dân, học hỏi từ những mô hình trồng rừng từ các huyện liền kề (Phượng Nghi - Như Thanh; Xuân Lộc – Thường Xuân), mô hình 6,0 ha trồng cây Gáo vàng (Thiên ngân - Neolamar Cadamba)  của gia đình ông Triệu Phúc Hiến tại thôn Ngọc Sơn, trị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa là một điển hình chuyển đổi cơ cấu rừng trồng gỗ lớn tiêu biểu.   

Cây thiên ngân là một loại cây sinh trưởng nhanh, trồng sau 5 – 8 năm sẽ thành gỗ lớn được trồng tại một số nước trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ…Tại Việt Nam, thiên ngân đã được trồng thử nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An và khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các nơi trồng cây thiên ngân đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 Cây thiên ngân có thân thẳng đứng, cao khoảng 30 – 35m, lá to, cây mọc nhanh, trong 1 năm có thể tăng khoảng 4,5 cm đến 5,5 cm đường kính; gỗ vàng nhạt, kết cấu đều, khô nhanh, tính năng bám sơn tốt. Vỏ thiên ngân, rễ thiên ngân có thể làm thuốc, lá thiên ngân có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi. Gỗ thiên ngân dùng để sản xuất đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí kiến trúc, làm ván sợi nhân tạo, bột giấy.

Nếu thâm canh cao, sau 5-6 năm đã thu hoạch được cây gỗ lớn, đường kính trung bình từ 45 đến 55 cm, chiều cao đạt từ 15 đến 17 m; sản lượng gỗ bình quân mỗi cây đạt từ 1,4 đến 1,9 m3. Doanh thu từ việc trồng cây lấy gỗ thiên ngân cao hơn khoảng 4 lần so với việc trồng cây lấy gỗ keo tai tượng và rút ngắn được khoảng gần 1/2 chu kỳ so với cây trồng lấy gỗ khác. 

Đoàn tham quan mô hình có sự tham gia của Phó Chủ tịch, cán bộ Địa chính – Nông nghiệp thị trấn Phong Sơn; đồng chí lãnh đạo Hạt, cán bộ tổng hợp và Kiểm lâm viên địa bàn Hạt.

Ông Triệu Phúc Hiến dẫn đoàn đi qua cả chục km đường dốc rất khó đi, đến thăm mô hình 6,0 ha rừng trồng Gáo vàng (thiên ngân). Mô hình trồng 6,0 ha Gáo vàng của gia đình ông Triệu Phúc Hiến trồng vào tháng 8 năm 2020, với số lượng giống là 3.600 cây (600 cây/1 ha). Kết quả sau 6 tháng trồng, hiện tại cây sinh trưởng nhanh, mọc đều, cao từ 2,5 m đến 3,0 m.

Với kết quả sinh trưởng của cây Gáo vàng như trên cho thấy đây là cây sinh trưởng nhanh, có khả năng phát triển ở huyện Cẩm Thủy nói riêng và ở các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, để triển khai và phát triển trồng Gáo vàng trên quy mô diện tích lớn cần phải tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh tế sau một chu kỳ kinh doanh.

Tác giả: Lê Văn Tùng - HKL huyện Cẩm Thủy
Số lượt đọc : 772 - Cập nhật lần cuối: 19/01/2021 01:01:01 PM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành