Thanh tra pháp chế 13/10/2016:09:33:52
Cần tháo gỡ những bất cập trong thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý hình sự đối với hành vi, vi phạm về động vật hoang dã
Ngày 12/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cũng như Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/6/2016 của chính phủ về quản lý thực vật vật rừng nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IB

Phụ lục I: (CITES) công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ngày 01/3/1973. Trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật trên phát sinh những bất cập cần kịp thời tháo gỡ đó là:

1. Quá trình bắt giữ gặp không ít khó khăn về các hành vi che dấu tội phạm đi kèm là sự chống trả quyết liệt của các đối tượng vi phạm. Sự bảo kê, thông đồng tiếp tay…

2. Quá trình bảo quản tang vật, vật chứng cũng không ít khó khăn vì tang vật chủ yếu là động vật tươi sống bản năng hoang dã. Tính nguy hiểm cao, giá trị khinh tế lớn. Nhưng hệ thống bảo vệ, kho , điều kiện lưu giữ bảo tồn của các cơ quan thực thi pháp luật nói chung và lực lượng kiểm lâm nói riêng đều không đảm bảo và không có.

3. Vế vấn đề xác định nhóm loài về mặt cảm quan, kinh nghiệm cơ bản người thực thi công vụ có thể nhận biết được nhưng về mặt cơ sở pháp lý để làm căn cứ khởi tố, truy tố thì không đảm bảo chính vì vậy để khơi tố phải trưng cầu giám định tang vật xem có đúng các loài động vật, thực vật trên có nằm trong các văn bản trên hay không. Nhưng hiện tại các tỉnh hầu như không có cơ quan có thẩm quyền để giám định hiện nay chủ yếu phải đem đến viện sinh thái và tài nguyên sinh vât-Viện hàn lâm khoa học để trưng cầu giám định. Việc vận chuyển tang vât, đi lại, chờ đơị kết quả gặp không ít khó khăn.

4. Việc tạm giữ người vi phạm khó khăn, vì hiện nay lực lượng Kiểm lâm không có nhà tạm giữ hành chính.

5. Việc xử lý tang vật càng phức tạp hơn theo nguyên tắc tang vật là đông vật tươi sống theo Thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đều phải chuyển đến cơ quan cứu hộ để phân loại chăm sóc bảo vệ để thả về môi trường tự nhiên, nhưng phần lớn động vật bi bắt gữi đều ốm, yếu do bị bẫy bắt và không xác định được nơi sinh sống trước khi bị bắt giữ vận chuyển buôn bán.

6. Theo quy định của Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự thì xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra; Trong giai đoạn truy tố thuộc VKS, quyết định xét xử thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử, khi bản án có hiệu lực pháp luật. chính vì vậy động vật khi đã được cứu hộ khỏe mạnh đủ điều khiện để thả về môi trường tự nhiên thường ở giai đoạn truy tố xét xử chính vì vậy không thể thả động vật về môi trường tự nhiện được mà phải chờ bản án có hiệu lực mới xử lý được vật chứng. Theo đó số đông vật nuôi nhốt vừa tốn kém vừa quen với môi trường muôi nhốt mất dần bản năng hoang dã tự nhiên, vì vậy khi thả về môi trường sống hoang dã tự nhiên sự thích nghi kém, sự sinh tồn hạn chế.

7. Về tài chính để phục vụ mua tin, chi phí nuôi nhốt hạn chế, hầu như không có đây cũng chính là những trở ngại đáng kể để phát hiện đấu tranh ngăn chặn và cưu hộ,bảo tồn.

Từ những khó khăn bất cập trên số vụ bắt giữ xử lý đối với các hành vi xâm hại ĐVHD giảm đáng kể, trong đó có nguyên nhân từ những bất cập ở trên.

Tác giả: Phạm Thăng Long
Số lượt đọc : 2288 - Cập nhật lần cuối: 13/10/2016 09:10:52 AM
 
Gửi Email Phản hồi  In tin


LỊCH CÔNG TÁC
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI
KHAI BÁO Y TẾ
VĂN BẢN LIÊN QUAN KIỂM LÂM
Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & PTNN
Cục Kiểm lâm
UBND tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
WEBSITE LIÊN KẾT
Bản quyền thuộc về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ: Số 03 Đường Hạc Thành, Thành phố Thanh Hoá. Điện thoại: (037) 3.852.243
® Ghi rõ nguồn "Kiểm Lâm Thanh Hóa" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Văn bản đã phát hành